Top 10 vị vua đẹp trai nhất lịch sử Việt Nam qua các thời đại

Ngoại hình là do cha sinh mẹ đẻ mà ra, không ai có thể lựa chọn bản thân sinh ra sẽ trở nên như thế nào. Cuộc bình chọn top 10 vị vua đẹp trai nhất lịch sử Việt Nam đã nhận được sự chú ý của vô số độc giả toàn quốc.

Hôm nay, ReviewNao sẽ bật mí tới mọi người những vị vua được bình chọn là “đẹp trai ngời ngời” trong lòng các bạn trẻ nhé.

Được biết tới với tài trí mưu lược hơn người, những vị vua vĩ đại trong lịch sử Việt Nam còn gây ấn tượng bởi ngoại hình “người gặp người thích, hoa gặp hoa nở” của mình.

Đây là những điều ít được đề cập tới trong sử sách và ít ai biết tới. Không để các bạn đợi lâu, cùng xem nhanh Top 10 vị vua đẹp trai nhất lịch sử Việt Nam dưới đây nhé!

Lê Thái Tổ

Húy danh Lê Lợi
Tại vị 1428-1433
Huyền thoại
  • Sự tích Hồ Gươm
  • Hồ ly phu nhân
Nhận định Nguyễn Mộng Tuân trong bài Nghĩa kỳ phú viết về sự nghiệp của Lê Thái Tổ:

“Lập công to để muôn đời, tiếng nhân vang khắp, khí nghĩa tràn lan. Đó là lá cờ nghĩa của Thánh Tổ, đặt Hán Đường xuống bậc thứ hai.”

Top 10 vị vua đẹp trai nhất lịch sử Việt Nam Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông thành lập và lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống lại sự xâm lược của nhà Minh (1418-1428).

Khi hòa bình được lập lại, ông bắt tay vào công cuộc xây dựng và tái thiết lại đất nước.

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ tại vị được 5 năm thì qua đời vào ngày 22/8 năm Quý Sửu (1433), hưởng dương 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông căn dặn con cháu phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày.

Câu truyền miệng: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” từ đó mà ra.

Lê Thái Tông

Húy danh Lê Nguyên Long
Tại vị 1434-1442
Cái chết Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, khi vua đi tuần ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi mời vua đến ngự tại chùa Côn Sơn, ở hương của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 âm lịch (7 tháng 9 dương lịch), vua đi chơi ở vườn Vải, xã Đại Lại ven sông Thiên Đức. Tại đây hoàng đế thức suốt đêm với vợ Nguyễn Trãi là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ rồi qua đời. Các quan bí mật đưa thi hài về kinh sư rồi mới phát tang. Trong kinh, mọi người đều cho là Thị Lộ giết hoàng đế.
Nhận định Vũ Quỳnh – sử thần thời Hồng Thuận viết:

“Khi vua lên ngôi mới có 11 tuổi, không phải nhờ buông rèm coi chính sự mà mọi việc trong nước đều tự mình quyết định, bên trong chế ngự quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch. Ngài thông minh trí dũng, còn vượt lên trên cả những vua anh minh đời xưa. Huống chi, ngài lại thể theo lòng trời đất nuôi sống muôn loài, ban hành chính sách xót thương bất nhẫn của bậc đế vương, xử kiện xét tù phần nhiều khoan thứ. Đức hiếu sinh của ngài là cái đức của vua Thuấn xưa. Ôi! những người như vua có thể gọi là hết lòng với việc trị nước vậy.”

Lê Thái Tông đăng cơ năm 11 tuổi. Ông vốn thông minh, lại dưới sự giúp đỡ của văn võ bá quan, ông ổn định được xã hội, thiết lập, tăng cường quân đội, chấn hưng giáo dục, đất nước thái bình thịnh trị.

Lê Thái Tông

Chỉ đáng tiếc ông qua đời quá đột ngột khi còn ở tuổi đời rất trẻ. Cái chết này liên quan tới án oan Lệ Chi viên, án oan khiến Nguyễn Trãi phải chịu án phạt Tru di tam tộc vô cùng thương tâm.

Lê Nhân Tông

Húy danh Lê Bang Cơ
Tại vị 1443-1459 (lên ngôi từ năm 1 tuổi)
Cái chết Vua tổ chức yến tiệc, vốn buông lơi phòng bị do yến tiệc chỉ thết đãi thân thích nên nửa đêm bị Lê Nghi Dân vượt tường hành thích. Năm ấy vua mới 18 tuổi.
Nhận định Văn bia tại Mục Lăng do hai văn thần Nguyễn Trực và Nguyễn Bá Ký biên soạn có ghi:

“Vua thần sắc anh tuấn, dung dáng đúng đắn, mỗi khi tan chầu, thân đến kinh diên đọc sách, mặt trời xế bóng về Tây mới thôi. Khi đã thân coi chính sự thì tế thần kỳ, thờ tôn miếu, đối với Thái hậu thì dốc lòng hiếu đễ, đối với anh em thì hết lòng thương yêu, hòa thuận với họ hàng, kính lễ với đại thần, tôn chuộng Nho thuật, xét lời gần, nghe lời xa, chăm sóc chính sự, cẩn thận thưởng phạt, trọng việc nông tang chuộng nghề gốc rễ, hết lòng thương dân, không thích xây dựng, không ham săn bắn, không gần thanh sắc, không hám tiền của, hậu đối với người, bạc đối với mình, bên trong yên tĩnh, bên ngoài thuận lòng, răn cấm tướng ngoài không gây hấn khích.”

Lê Nhân Tông

Lê Nhân Tông là vị vua thứ 3 của Hoàng triều Lê nước Đại Việt, cũng là vị vua trẻ nhất trong lịch sử nước ta. Ông lên ngôi chỉ sau 6 tháng ra đời. Sự ra đi của ông cũng để lại nhiều nỗi tiếc thương cho nhân dân.

Lê Nhân Tông

Tới năm 12 tuổi vua chính thức đích thân nhiếp chính, trước đó đều do Tuyên Từ Hoàng Thái hậu buông rèm nhiếp chính thay vua.

Vua được nhận xét là tài ba anh tuấn, thương dân như con, có nhiều công lao trong việc xây dựng đất nước thái bình.

Lý Nam Đế

Húy danh Lý Bí (Lý Bôn)
Tại vị 544-548
Vai trò
  • Đánh đuổi quân Lương và quân Lâm Ấp
  • Lập ra nhà Tiền Lý
  • Khai sinh ra nước Vạn Xuân
Nhận định Sử gia Ngô Sĩ Liên viết:

“Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?”

Lý Nam Đế

Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

Lý Nam Đế

Ông có công lớn trong nhiều cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược. Lý Bí là người có tài lại có chí, tuy nhiên cuối cùng vẫn không đọ lại được thế giặc. Hiện nay vẫn còn rất nhiều con đường, con phố lấy tên Lý Bí.

An Dương Vương

Húy danh Thục Phán
Trị vì Có nhiều ghi chép về vấn đề này.

  • Đại Việt sử kí toàn thư cho rằng ông vị trì 50 năm (257 TCN – 208 TCN)
  • Sử kí Tư Mã Thiên lại cho rằng ông chỉ trị vì 30 năm (208 TCN – 179 TCN)
Vai trò Là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang
Liên quan “Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.”(Ca dao)

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng không còn xa lạ gì với truyền thuyết “Mị Châu Trọng Thủy” rồi đúng không nào? Bất kỳ ai khi đọc tới cuối đều không khỏi xót thương và bất lực trước hành động cầm kiếm đâm chết Mị Châu rồi trầm mình xuống biển tự vẫn của vua An Dương Vương.

An Dương Vương

Tin chắc rằng vua cũng rất đau khổ mới phải đi đến quyết định như vậy.

An Dương Vương

An Dương Vương có công đánh bại quân Tần, thống nhất đất nước. Khi ấy Tần Thủy Hoàng mới sáp nhật 6 nước lập nên nhà Tần, khí thế vô cùng lớn mạnh, ông âm mưu xâm lược Việt Nam.

Chiến thắng của An Dương Vương khiến danh tiếng của ông vang vọng khắp vùng, trở thành niềm kiêu ngạo của con dân Âu Lạc.

Xem thêm:

Tiền Ngô Vương

Húy danh Ngô Quyền
Trị vì 939 – 944
Vai trò
  • Là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.
  • Năm 938, lãnh đạo trận khởi nghĩa Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.
Nhận định Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược có ghi:

“Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.”

Tiền Ngô Vương

Tiền Ngô Vương còn được biết đến rộng rãi với cái tên Ngô Quyền, người có công đánh bại quân Nam Hán, chấm dứt gần 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một trang sử mới cho lịch sử dân tộc.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam, được Phan Bội Châu tôn là “Vị tổ Trung Hưng”.

Tiền Ngô Vương

Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền.

Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng.”

Đinh Tiên Hoàng

Húy danh Đinh Bộ Lĩnh
Trị vì 968 – 979
Vai trò
  • Là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, khai sinh ra nước Đại Cồ Việt
  • Có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn
  • Là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc
Nhận định

Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét:

“Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết…”

Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, mở ra thời đại độc lập, tự chủ cho đất nước. Ông xây dựng nhà nước theo chế độ quân chủ tập quyền.

Đinh Tiên Hoàng

Ông tại vị 11 năm và được nhận xét là có nhiều điểm giống với vua Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa.

Quang Trung

Húy danh Nguyễn Huệ
Trị vì 1788 – 1792
Vai trò
  • Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
  • Là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn
  • Ông là một vị vua có đức và có tài
  • Có nhiều giả thuyết cho rằng ông đã nhìn trước được tương lai về việc quân Pháp sẽ xâm lược nước ta.
Nhận định Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi vua Quang Trung:

“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
Ông đã chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung,
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.”

Quang Trung

Vua Quang Trung, tên khai sinh là Hồ Thơm sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình. Ông là một trong 3 Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ), những vị tướng anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chấm dứt cuộc nội chiến Vua Lê chúa Trịnh, phân biệt Đàng trong – Đàng ngoài.

Quang Trung

Quang Trung là vị vua văn võ song toàn. Ông không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn là nhà chính trị lỗi lạc. Sự ra đi của ông chính là một mất mát lớn cho nhân dân.

Lý Thánh Tông

Tên thật Lý Nhật Tôn
Trị vì 1054-1072
Vai trò Trong quá trình trị vì, ông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giảm hình phạt, có nhiều hành động tích cực trong việc bảo trợ Phật giáo và Nho giáo
Nhận định

Sử thần đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết về Lý Thánh Tông:

“Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt”.

Lý Thánh Tông

Lý Thánh Tông là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Lý nước Đại Việt. Ông là đích tử của cua Lý Thái Tông và Linh Cảm Thái hậu, thời gian trị vì tổng cộng 17 năm.

Lý Thánh Tông

Vua Lý Thánh Tông được đánh giá là vừa giỏi quân sự, vừa giỏi việc văn, thương dân như con, xứng đáng là một vị vua tốt.

Trần Nhân Tông

Húy danh Trần Khâm
Trị vì 1278-1293
Vai trò
  • Có nhiều đóng góp trong sự phát triển bền vững của đất nước
  • Trong thời kì trị vì của ông con dân trăm họ no ấm, thái bình thịnh vượng
  • Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời trung đại
Nhận định Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Nguyễn Phan Huy Chú có viết:

“Tính vua nhân từ, có trí lược, thương dân, ơn huệ cố kết lòng dân. Đời vua, quân Nguyên hai lần xâm phạm. Vua chọn tướng, rèn quân rồi bình được giặc lớn. Cái công trùng hưng rực rỡ hơn trước. Sau khi nhường ngôi, vua lưu tâm kinh điển nhà Phật, xây am Thiên Kiến, đúc đỉnh Phổ Minh, thờ Phật rất chăm. Về sau đi tu ở núi Yên Tử rồi mất ở am Ngọa Vân.”

Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông lên ngôi khi chưa đầy 20 tuổi. Ông trị vì 8 năm sau đó làm Thái Thượng Hoàng cho đến khi qua đời. Ông được đánh giá là vị hoàng đế anh minh, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước thái bình thịnh trị.

Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông cũng là một trong những thiền sư lớn của Phật Giáo Việt Nam thời trung đại. Trong các lĩnh vực quân sự, âm nhạc, lịch số học và thiên văn học ông đều đạt đến trình độ cực kì cao.

Câu hỏi thường gặp

Vị Vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

Vị vua đầu tiên của nhà Trần là Trần Thái Tông.

ReviewNao hy vọng rằng với danh sách về 10 vị vua đẹp trai nhất lịch sử Việt Nam sẽ mang đến bạn nhiều thông tin hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi những bài viết mới của ReviewNao bạn nhé!