Top 12+ nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam >100MW bạn đã biết chưa?

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng điện càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, nước ta đã cho xây rất nhiều thủy điện. Vậy bạn có biết thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay là gì và ở đâu không?

Trong bài viết này, ReviewNao sẽ giới thiệu đến bạn Top 12 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay! Độ hoành tráng của mỗi công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam này sẽ khiến cho bạn phải há hốc kinh ngạc ngay thôi!

Nhà máy thủy điện Sơn La (2.400 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Sơn La:

  • Địa điểm công trình: Sông Đà, xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
  • Chủ công trình: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỷ đồng
  • Số tổ máy: 6 tổ máy (400 MW/tổ máy).
  • Tổng công suất lắp đặt: 2.400 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 9,4 tỉ kWh

Cái tên đầu tiên trong Top thủy điện lớn nhất Việt Nam chính là nhà máy thủy điện Sơn La. Đây cũng chính là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.

nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng vào ngày 2/12/2005 trên sông Đà, xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Trong quá trình xây dựng, nhà máy đã được các chuyên gia đến từ nước ngoài như Nga, Trung Quốc giám sát và hướng dẫn. Họ đã bổ sung thêm những tiêu chuẩn chặt chẽ, nâng cao chất lượng cho công trình.

23/12/2012 công trình thủy điện Sơn La đã chính thức khánh thành. Dung tích của hồ chứa thủy điện là 9.26 tỷ m3, công suất lắp ráp là 2.400 MW. Nhà máy sản xuất trung bình hàng năm 10 tỷ kW điện. Quả là một con số rất khủng khiếp.

Ý nghĩa của nhà máy thủy điện ở Sơn La là để cung cấp nguồn điện lớn mạnh cho nước ta. Thủy điện Sơn La không chỉ là thủy điện lớn nhất Việt Nam; đây còn là địa điểm du lịch thú vị để du khách khám phá và tham quan. Chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước cảnh quan hùng vĩ nơi đây.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình (1.920 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Hòa Bình:

  • Địa điểm công trình: Sông Đà, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
  • Chủ công trình: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Tổng vốn đầu tư: 1.904.783.458.926 đồng
  • Mức nước dâng bình thường: 215m
  • Mức nước chết: 175m
  • Dung tích hồ chứa: 9,26 tỉ m3
  • Số tổ máy: 6 tổ máy (400 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 2.400 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 9,4 tỉ kWh

Đứng thứ 2 trong danh sách đập thủy điện lớn nhất Việt Nam là nhà máy thủy điện Hòa Bình. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng thì đây là thủy điện lớn nhất lúc bấy giờ.

thủy điện lớn nhất Việt Nam

Nhà máy thủy điện Hòa Bình được đưa vào sử dụng năm 1994. Tổng công suất sản sinh điện năng là 1.920MW bao gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy công suất là 240 MW. Sản lượng điện hàng năm đạt 8.16 tỉ KWh.

Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô cùng ý chí, nghị lực phi thường của công nhân Việt Nam mà thủy điện Hòa Bình đã được hoàn thành. Nó có vai trò vô cùng to lớn trong việc phát triển đất nước.

Tháng 7/2018, nhà máy thủy điện Hòa Bình đã được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn những công trình”; mà một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Lai Châu:

  • Địa điểm công trình: Sông Đà, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
  • Chủ công trình: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Tổng vốn đầu tư: 35.700 tỉ đồng
  • Mức nước dâng bình thường: 295m
  • Mức nước chết: 265m
  • Dung tích hồ chứa 1,215 tỉ m3
  • Số tổ máy: 3 tổ máy (400 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 1.200 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 4,67 tỉ kWh

Nhà máy thủy điện Lai Châu là một trong các nhà máy thủy điện ở Việt Nam được xây dựng trên sông Đà. Nó được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2016. Tính đến nay đã hoạt động hơn 5 năm và mang lại nguồn điện đáng kể phục vụ cho người dân.

thủy điện lớn nhất Việt Nam

Nhà máy thủy điện Lai Châu có tổng công suất lắp đặt là 1.200 MW với 3 tổ máy. Mỗi năm nhà máy Thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kWh. Thủy điện Lai Châu tự hào khi trở thành thủy điện lớn nhất Việt Nam thứ 3 hiện nay.

Không chỉ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển điện, nhà máy thủy điện Lai Châu còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên; đặc biệt là đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực Tây Bắc.

Nhà máy thủy điện Yaly (720 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Yaly:

  • Địa điểm công trình: Sông Sêsan, xã Ia Mơ Nông, la Kreng, thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
  • Chủ công trình: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Mức nước dâng bình thường: 515m
  • Mức nước chết: 490m
  • Dung tích hồ chứa: 1,037 tỉ m3
  • Số tổ máy: 4 tổ máy (180 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 720 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 3,68 tỉ kWh

Nhà máy thủy điện Yaly là một trong những công trình thủy điện lớn nhất ở Tây Nguyên hiện nay. Thủy điện được xây dựng trên dòng sông Klông B’Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

THỦY ĐIỆN YALY

Công trình được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 2002. Thủy điện Yaly có tổng công suất lắp đặt là 720 MW với 4 tổ máy. Lượng điện tiêu thụ trung bình hàng năm là trong khoảng 3,68 tỉ kWh.

Ngoài cung cấp lượng điện lớn cho các tỉnh Tây Nguyên, là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam; thủy điện Yaly còn thu hút rất nhiều du khách bởi một hồ nước rất đẹp. Nơi đây đã trở thành một trong những điểm du lịch khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.

Nhà máy thủy điện Huội Quảng (520MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Huội Quảng:

  • Địa điểm công trình: Sông Đà, Xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; Xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
  • Chủ công trình: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Mức nước dâng bình thường: 370m
  • Mức nước chết: 368m
  • Dung tích hồ chứa: 184,2 triệu m3
  • Số tổ máy: 2 tổ máy (260 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 520 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 1,90 tỉ kWh.

Nhắc đến Top nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam thì nhất định không thể bỏ qua nhà máy thủy điện Huội Quang. Đây là nhà máy thủy điện ngầm đầu tiên do Việt Nam thiết kế. Thủy điện này được thi công với 2 hầm dẫn nước ngầm trong lòng núi.

nhà máy thủy điện Huội Quảng

Nhà máy thủy điện Huội Quảng là một trong những nhà máy thủy điện có công suất phát điện rất lớn. Thủy điện có tổng công suất là 520 MW với 2 tổ máy. Sản lượng điện hàng năm 1.904 triệu kWh.

Để hồ thủy điện Huội Quảng không bị thiếu nước khi phát điện. Phía thượng nguồn dòng Nậm Mu có một thủy điện nhỏ tên Bát Chát. Thủy điện này cung cấp nước liên tục cho hồ thủy điện Huội Quảng.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (475 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi:

  • Địa điểm công trình: Sông La Ngà thuộc lưu vực sông Đồng Nai, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Thủy điện Hàm Thuận); Xã La Ngâu, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Thủy điện Đa Mi).
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Mức nước dâng bình thường: 605m
  • Mức nước chết: 575m
  • Dung tích hồ chứa: 695 triệu m3
  • Thủy điện Hàm Thuận có 2 tổ máy, công suất 300 MW
  • Thủy điện Đa Mi có 2 tổ máy, công suất: 175 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm của cả hai nhà máy Hàm Thuận – Đa Mi: 1,55 tỉ kWh

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi là một tổ hợp thủy điện nằm trên sông La Ngà lưu vực sông Đồng Nai. Thủy điện lớn nhất Việt Nam này được khởi công xây dựng năm 1997 và đưa vào sử dụng năm 2001.

nhà máy thủy điện

Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi có tổng công suất lên đến 475 MW với 2 tổ máy hoạt động. Hồ chứa nước của nhà máy được đặt trên cả 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Đây cũng là công trình có hệ thống đường hầm khá dài lên đến 7.765m.

Ngoài chức năng phát điện, các hồ chứa nước của thủy điện còn góp phần bổ sung nước tưới tiêu và nước sinh hoạt trong mùa khô cho vùng hạ lưu sông La Ngà. Đồng thời gia tăng lưu lượng dòng chảy đến hồ Trị An. Hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam này còn giúp tăng sản lượng điện cho nhà máy thủy điện Trị An.

Nhà máy thủy điện Trị An (400 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Trị An:

  • Địa điểm công trình: Sông Đồng Nai, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
  • Chủ công trình: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Mức nước dâng bình thường: 62m
  • Mức nước chết: 50m
  • Dung tích hồ chứa: 2,76 tỉ m3
  • Số tổ máy: 4 tổ máy (100 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 400 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 1,76 tỉ kWh.

Bạn có biết nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào không? Đó chính là sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy thủy điện Trị An được khởi công xây dựng vào năm 1984 do sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ từ Liên Xô.

nhà máy thủy điện Trị An

Nhà máy thủy điện Trị An được đưa vào hoạt động năm 1991. Thủy điện có 4 tổ máy với tổng công suất là 400 MW. Sản lượng điện trung bình hàng năm là 1,76 tỉ kWh.

Ngoài mục đích chính là cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc; nhà máy thủy điện Trị An còn giúp đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ,…

Hiện nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam đang triển khai chuẩn bị đầu tư dự án nhà máy thủy điện Trị An mở rộng. Dự tính công suất của công trình này là 200 MW. Công trình sẽ được xây dựng tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Dự kiến nhà máy thủy điện Trị An sẽ được khởi công năm 2022, hoàn thành vào năm 2025 và trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam.

Nhà máy thủy điện Sê San 4 (360 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Sê San 4:

  • Địa điểm công trình: Sông Sê San, xã Mơ Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; Xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Mức nước dâng bình thường: 215m
  • Mức nước chết: 210m
  • Dung tích hồ chứa: 893,3 triệu m3
  • Số tổ máy: 3 tổ máy (120 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 360 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 1,4 tỉ kWh.

Nhà máy thủy điện Sê San 4 là công trình có công suất lớn thứ 2 sau thủy điện Yaly tại Tây Nguyên. Đây cũng là công trình thủy điện nằm ở bậc thang cuối cùng trên hệ thống sông Sê San; được xem là một trong các nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam tính đến hiện tại.

thủy điện Sê San

Thủy điện này được khởi công xây dựng tháng 11/2004 và hoàn thành vào tháng 3/2010. Nhà máy thủy điện Sê San 4 được sử dụng công nghệ tuốc bin Capsun trục ngang.

Đây là công nghệ mới chỉ yêu cầu cột nước thấp. Thủy điện Sê San 4 có 3 tổ máy với tổng công suất 360 MW. Sản lượng điện trung bình hằng năm đạt 1,4 tỉ kWh.

Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (342 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Tuyên Quang:

  • Địa điểm công trình: Sông Gâm, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Số tổ máy: 3 tổ máy (114 MW/tổ máy)
  • Tổng công suất lắp đặt: 342 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 1,295 tỉ kWh

Vị trí thứ 9 trong Top 12 thủy điện lớn nhất Việt Nam chính là nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Đây là công trình trọng điểm của nước ta được thi công tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Thủy điện này có tổng đầu tư 7.500 tỷ đồng.

nhà máy thủy điện Tuyên Quang

Thủy điện Tuyên Quang được xây dựng năm 2005 và chính thức hòa vào mạng lưới điện quốc gia năm 2008. Nhà máy thủy điện Tuyên Quang có công suất 342 MW, lớn thứ ba của miền Bắc sau nhà máy thủy điện Sơn La và Hòa Bình.

Sản lượng điện trung bình năm đạt 1,295 tỉ kWh.

Nhà máy thủy điện Trung Sơn (260 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Trung Sơn:

  • Địa điểm công trình: Sông Mã, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Số tổ máy: 4 tổ máy
  • Tổng công suất lắp đặt: 260 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 1.018,61 triệu kWh

Được xây dựng trên chính dòng sông Mã, nhà máy thủy điện Trung Sơn là một trong những thủy điện lớn nhất Việt Nam. Thủy điện có công suất lê đến 260 MW với 4 tổ máy. Sản lượng điện trung bình 1.018,61 triệu kWh/năm.

nhà máy thủy điện Trung Sơn

Có thể nói, nhà máy thủy điện Trung Sơn là một công trình đa mục tiêu. Nó vừa cung cấp nguồn điện đáng kể cho lưới điện quốc gia vừa giúp kiểm soát lũ.

Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ (220 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện sông Ba Hạ:

  • Địa điểm công trình: Sông Ba, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh; xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên và huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Số tổ máy: 2 tổ máy
  • Tổng công suất lắp đặt: 220 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 835 triệu kWh

Nằm ở bậc thang cuối cùng trên bậc thang sông Ba. Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ là một trong những thủy điện lớn nhất Việt Nam.

Công trình được khởi công tháng 4/2004 và hoàn thành tháng 11/2009. Tổng mức đầu tư của thủy điện này là 4.275 tỷ đồng.

Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ

Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ có 2 tổ máy với công suất 220 MW. Sản lượng điện trung bình 825 triệu kWh/năm. Ngoài cung cấp điện cho quốc gia, thủy điện lớn nhất Việt Nam – sông Ba Hạ còn giúp điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt thủy điện giúp cho kinh tế xã hội khu vực phát triển.

Nhà máy thủy điện Thác Mơ (225 MW)

Thông tin về nhà máy thủy điện Thác Mơ:

  • Địa điểm công trình: Sông Bé, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Tổng công suất lắp đặt: 225 MW
  • Sản lượng điện trung bình năm: 662 triệu kWh

Cuối cùng trong Top thủy điện lớn nhất Việt Nam là nhà máy thủy điện Thác Mơ. Thủy điện được xây dựng trên sông Bé, thuộc địa bàn xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Công trình được khởi công xây dựng cuối năm 1991 và hoàn thành năm 1995.

thủy điện

Ban đầu, nhà máy thủy điện Thác Mơ chỉ có công suất 150 MW với 2 tổ máy. Về sau đã được mở rộng và tăng thêm 75 MW với 1 tổ máy. Sản lượng điện hàng năm đạt 662 triệu kWh. Hiện nay, thủy điện Thác Mơ đã phát triển và nằm trong Top những thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Nhà máy thủy điện Thác Mơ không chỉ cung cấp điện năng mà còn cung cấp nước cho người dân nơi đây. Nó còn kiểm soát được lũ ở vùng hạ lưu. Tuy nhiên, nó cũng gây ra xói lở hạ lưu.

Xem thêm:

Trên đây là 12 thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay. Thật tự hào khi Việt Nam có những công trình lớn mạnh như thế này. ReviewNao hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích khi đọc bài viết về thủy điện lớn nhất Việt Nam này.