Top 10 tác dụng của khoai lang mà có thể bạn chưa biết đến

Khoai lang là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Cùng ReviewNao điểm qua Top 10 tác dụng của khoai lang mà bạn cần biết.

Tác dụng của khoai lang ngoài cung cấp chất dinh dưỡng thì còn nhiều chức năng khác liên quan đến sức khỏe con người. Tuy vậy, tùy theo loại khoai lang mà nó cung cấp một lượng dinh dưỡng và tác dụng khác nhau. Ngay bây giờ, ReviewNao sẽ giới thiệu đến bạn Top 10 tác dụng của khoai lang mà có thể bạn chưa biết.

Khoai lang là gì?

Khoai lang là gì?

Khoai lang là loại rau củ ngọt được trồng ở dưới đất. Khoai lang có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau bao gồm cam, trắng, tím và vàng. Khoai lang là loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ. Bên cạnh đó, khoai lang còn có cách chế biến cực kỳ phong phú (luộc, nướng, hấp và chiên).

tac dung cua khoai lang

Giá trị dinh dưỡng có chứa trong khoai lang

Khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng. Trong 100 gam khoai lang phần ăn thì thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Năng lượng: 119 Kcal
  • Protein: 0.8 gam
  • Lipid: 0.2 gam
  • Glucid: 28.5 gam
  • Chất xơ: 1.3 gam
  • Vitamin: A, C, B…
  • Chất khoáng: Kali, Mangan, Đồng, Niacin,..

Ngoài ra, khoai lang có màu cam và tím rất giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Vậy tác dụng của khoai lang là gì?

tac dung cua khoai lang

Top 10 tác dụng của khoai lang

Khoai lang được xem như thần dược đối với sức khỏe con người. Do đó ReviewNao sẽ tổng hợp cho bạn 10 tác dụng của khoai lang đối với cuộc sống. Bạn nhớ note lại nhé!

Có lợi cho sức khỏe tiêu hóa

Nhiều người biết đến tác dụng của khoai lang là giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột là bởi loại củ này có hàm lượng chất xơ cao. Tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.

Khoai lang cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào thực đơn cho trẻ để con được hưởng lợi ích tuyệt vời này. Bạn nên có sẵn khoai lang trong nhà để có thể trợ giúp cho hệ tiêu hóa một cách tốt nhất nhé!

tac dung cua khoai lang

Hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường

Trong khoai lang có chất xơ và chất dinh dưỡng cao, chẳng hạn như beta carotene. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang có chừng mực.

Một số loại khoai lang đã được chứng minh là có lợi ích cho những người bị mắc bệnh liên quan đến lượng đường trong máu và béo phì. Vì vậy khi sử dụng khoai lang thường xuyên bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nó trong việc điều trị bệnh này.

tac dung cua khoai lang

Giúp giảm cân

Khoai lang có thể giảm cân vì trong khoai lang có chỉ số đường huyết tương đối thấp. Điều này giúp cho hệ tiêu hoá hấp thụ chậm rãi chất dinh dưỡng, lượng đường trong máu được sản xuất ổn định và insulin được sản sinh ở mức bình thường. Vì thế nên khoai lang rất tốt trong việc giảm cân và cải thiện sức khỏe.

Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm cho bạn có cảm giác no lâu hơn và giúp bạn kiểm soát “cơn thèm ăn”. Rất nhiều chị em phụ nữ xem khoai lang là thực phẩm tinh bột thay cho cơm trắng. Nếu bạn đang giảm cân hãy sử dụng khoai lang thay cơm nhiều hơn nhé!

tac dung cua khoai lang

Giảm thiếu hụt Vitamin A của cơ thể

Một tác dụng của khoai lang mà rất ít người biết đến đó là cung cấp vitamin A. Trong khoai lang có chứa lượng beta carotene cao chính vì vậy đây sẽ là một nguồn cung vitamin A tuyệt vời cho cơ thể. Khi khoai lang được đưa vào cơ thể, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene tạo ra hai phân tử vitamin A. Vitamin A có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.

tac dung cua khoai lang

Làm giảm sự căng thẳng

Một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt đó chính là magie, mà trong khoai lang lại có lượng magie rất cao. Magie còn được biết đến như một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Người bị thiếu magie sẽ có nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Vì vậy, việc ăn khoai lang có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.

tac dung cua khoai lang

Chống ung thư

Nếu bạn không biết thì khoai lang có tác dụng chống ung thư bởi vì nó chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA. Hormone này có chức năng phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì DHEA rất hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú và phòng ngừa ung thư ruột kết.

tac dung cua khoai lang

Đồng thời, trong khoai lang còn có một hàm lượng beta-carotene nhiều hơn cả cà rốt. Tác dụng chính của β-carotene là chống bức xạ điện từ do đó mà khoai lang có tác dụng phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, trong khoai lang còn có hàm lượng chất xơ cao, hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Tác dụng của khoai lang là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể có thể làm xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, điều này dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch. Trong khoai lang có các chất chiết xuất chứa hàm lượng polyphenol cao, sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch.

tac dung cua khoai lang

Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan. Những chất này có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.

Tăng khả năng sinh sản

Trong khoai lang có một hàm lượng vitamin A cao. Nó trở thành một trong những loại rau tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản. Sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ.

tac dung cua khoai lang

Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, đây là một khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp. Cùng với đó là giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ. Đây có lẽ là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến.

Điều hòa huyết áp

Khoai lang rất giàu kali và magie nên nó có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Việc cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn dẫn đến huyết áp được kiểm soát hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề mạch vành hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, magie cũng là một khoáng chất có công dụng giảm huyết áp. Do đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.

tac dung cua khoai lang

Tăng cường chức năng não

Tiêu thụ khoai lang giàu anthocyanin có thể cải thiện chức năng não, khả năng học tập và trí nhớ. Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để kiểm tra những tác động này ở người. Nhưng nói chung, chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và chất chống oxy hóa sẽ giúp tránh suy giảm tinh thần và chứng mất trí nhớ thấp hơn 13%.

tac dung cua khoai lang

Một số câu hỏi thường gặp

Ở phần trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của khoai lang. Ngay bây giờ ReviewNao sẽ giải đáp những thắc mắc về khoai lang cho bạn đọc nhé!

Ăn khoai lang nhiều có tốt không?

Khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân, giảm triệu chứng của tiểu đường… Tuy nhiên, không vì điều đó mà chúng ta có thể lạm dụng loại thực phẩm này. Nhiều người vì muốn giảm cân cấp tốc mà đã ăn khoai lang thay các loại thực phẩm khác trong nhiều ngày dẫn đến “lợi bất cập hại”.

tac dung cua khoai lang

Không nên ăn khoai lang liên tục trong nhiều ngày mà không kết hợp với các loại thực phẩm khác hay không bổ sung những loại dưỡng chất khác. Vì nó sẽ khiến cơ thể bạn không kịp tiêu hoá hết những axit và protein trong khoai lang. Dần dần, chúng sẽ tích tụ lại trong dạ dày. Điều này dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.

Khi ăn khoai lang giảm cân, bạn vẫn phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cùng với đó là đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động suốt một ngày dài. Bạn có thể thay bằng 1 – 2 củ khoai lang thay vì ăn từ 1 – 2 chén cơm mỗi ngày. Như vậy là bạn đã giảm đi khoảng 20 – 25% lượng calo nạp vào cơ thể. Với người thừa cân, béo phì thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm đi một phần năng lượng hấp thụ.

Những ai không nên ăn khoai lang?

Khoai lang là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên ăn khoai lang có thể gây hại cho sức khoẻ với một số người dưới đây:

Người đang đói

Trong khoai lang có chứa một lượng đường lớn. Nếu ăn quá nhiều khoai lang vào lúc đói sẽ có thể làm tăng mức độ tiết dịch vị của dạ dày, gây nóng ruột. Ngoài ra nó còn gây ợ hơi, đầy bụng, khó chịu.

Cách tốt nhất để tránh nguy cơ gặp phải tình trạng này là bạn nên nấu, luộc hoặc nướng chín khoai để phá huỷ chất men gây đầy bụng trong củ khoai. Đặc biệt là không nên ăn khoai lang lúc đói để hạn chế nguy cơ bị nóng ruột, ợ hơi.

Người mắc bệnh thận

Khoai lang có chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng sẽ bị yếu đi, điều này sẽ làm tăng lượng kali trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp khiến người mắc bệnh bệnh thận nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Người tiêu hoá kém

Người có hệ tiêu hoá kém thường có những biểu hiện như đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng. Khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều đường. Nếu người có bệnh về tiêu hoá tiêu thụ nhiều đường trong khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua khó chịu.

Người có bệnh về dạ dày

Người mắc bệnh về dạ dày khi ăn khoai lang lúc đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Điều này sẽ dễ dẫn đến những triệu chứng như đau bụng, viêm loét dạ dày. Vì vậy những người mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là dạ dày mãn tính không nên hoặc hạn chế ăn khoai lang thường xuyên để tránh được những cơn đau dạ dày không mong muốn.

tac dung của khoai lang

Khoai lang tím và khoai lang thường khác nhau như thế nào?

Khoai lang vàng và khoai lang tím đều là hai loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi loại lại có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau:

Lượng protein

Khoai lang lớn chứa một lượng lớn protein. Theo các nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g, khoai lang tím chứa 1.59g protein, còn khoai lang vàng chỉ chứa 1.26g.

Khoáng chất

Cứ trong 100g khoai lang tím sẽ chứa 45,2mg canxi (gấp 1,28 lần so với khoai lang vàng), 1,7g sắt (gấp 1,42 lần so với khoai lang vàng) và 23,8g magie (gấp 1,63 lần khoai lang vàng). Hàm lượng vitamin C có trong khoai lang vàng cao hơn khoai lang tím, trong 100g khoai lang vàng chứa tới 10,96mg vitamin C, còn khoai lang tím chỉ chứa 5,96mg.

Chất chống oxy hóa

Khoai lang tím rất giàu anthocyanin, còn khoai lang vàng rất giàu carotenoid. Anthocyanin có trong khoai lang tím là chất chống oxy hóa mạnh. Chất này có tác dụng chống tiểu đường, chống béo phì, tốt trong chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, bướu, hạn chế nguy cơ bị đột quỵ, giảm nguy cơ mắc ung thư…

Carotenoid là các sắc tố màu vàng và cam, chức năng như một nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể. Do đó, carotenoid có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp đôi mắt khỏe mạnh. Theo tạp chí Annals of Neurology năm 2012, carotenoid có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh Lou Gehrig (xơ cứng teo cơ một bên). Trong đó, beta-carotene có trong khoai lang vàng sẽ giảm khoảng 15% nguy cơ mắc căn bệnh này.

tac dung cua khoai lang

Trên đây là Top 10 tác dụng của khoai lang mà ReviewNao muốn giới thiệu đến bạn. Bên cạnh những chất dinh dưỡng và chức năng của khoai lang thì bạn nên chú ý nên ăn khoai lang khi nào là hợp lý. Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn biết thêm nhiều kiến thức về tác dụng của khoai lang.