Con gì to nhất thế giới? Top 10 con vật lớn nhất thế giới

Trong thế giới tự nhiên có muôn vàn động vật to nhỏ khác nhau và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi con gì to nhất thế giới không? Hãy cùng ReviewNao khám phá Top 10 con vật lớn nhất thế giới trong bài viết này.

Cá voi xanh, gấu bắc cực, trăn Anaconda, hươu cao cổ, voi châu Phi,… được liệt kê là những con vật có kích thước siêu to khổng lồ. Sự phát triển của chúng sẽ phụ thuộc vào các môi trường sống khác nhau. Nếu bạn tò mò con gì to nhất thế giới thì đừng bỏ lỡ bài viết này. Sau đây ReviewNao sẽ cùng bạn giải đáp ngay cho câu hỏi con gì to nhất thế giới nhé!

Cá voi xanh

  • Tên khoa học: Balaenoptera musculus
  • Chiều dài: 30m (trưởng thành)
  • Khối lượng: 180 tấn (trưởng thành)

Đứng đầu danh sách những con vật lớn nhất thế giới chắc chắn đó phải là loài cá voi xanh. Cá voi xanh tượng trưng cho sự lớn mạnh và vĩ đại của đại dương bao la, rộng lớn. Đây là loài động vật có vú sống ở biển lớn nhất mọi thời đại, sở hữu những đặc điểm đánh kinh ngạc.

cá voi xanh

  • Cá voi xanh có thân hình thon dài, có bộ da màu xanh xám, phần bụng có màu sắc sáng hơn.
  • Chiều dài khoảng 25 – 27m, đặc biệt con cá voi xanh dài nhất được phát hiện gần đây dài 33,5m.
  • Trọng lượng cá voi xanh khoảng 210 tấn và có thể hơn. Chỉ riêng chiếc lưỡi của chúng đã nặng tới khoảng 2,7 tấn, tương đương như một con voi châu Á. Và trái tim của chúng không những có kích thước khủng mà còn nặng gần bằng chiếc ô tô.
  • Cá voi xanh được xem là vận động viên bơi lội bậc nhất trên đại dương mênh mông. Cá voi xanh bơi với tốc độ hơn 8km/h và có thể đạt tốc độ hơn 300km/h.

Mặc dù to lớn đến vậy nhưng thức ăn của cá voi xanh chủ yếu là các động vật nhuyễn thể như tôm, tép,… Chúng kiếm thức ăn bằng cách lặn xuống độ sâu khoảng 500m. Một con cá voi xanh trưởng thành có thể tiêu thụ 3,6 tấn nhuyễn thể mỗi ngày. 

Cá voi là loài động vật lớn nhất trên trái đất. Với một cơ thể lớn như vậy, cá voi xanh hầu như không có một kẻ thù nào ở ngoài thiên nhiên.

Giờ bạn đã tìm được chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi con gì to nhất thế giới rồi phải không nào?

Cá voi vây

  • Tên khoa học: Eschrichtius robustus
  • Chiều dài: 16m (trưởng thành)
  • Khối lương: 36 tấn (trưởng thành)

Cá voi vây (cá voi lưng xám) là động vật lớn thứ hai trên trái đất, chỉ đứng sau cá voi xanh. Chúng thường được phân biệt bởi cái vòi cao, lưng dài, vây lưng nổi bật và màu sắc không đối xứng. Kích thước lớn là đặc điểm giúp nó dễ dàng nhận dạng. Tuy nhiên, nó cũng thường chỉ bị nhầm lẫn với cá voi xanh, cá voi sei, hoặc ở vùng nước ấm hơn, cá voi Bryde.

cá voi vây

  • Cá voi vây dài từ 18 – 22m và nặng từ 40 – 60 tấn. Chiều dài tối đa là 27m và cân nặng tối đa được ghi nhận là 73 tấn, nhiều người ước tính chúng có cân nặng tối đa là 120 tấn.
  • Ở Bắc bán cầu, kích thước trung bình của một con cá voi vây là khoảng 18,5 – 20m, nặng trung bình 38,5 – 50,5 tấn. 
  • Ở Nam bán cầu, chúng lại có kích thước to lớn hơn nhiều, khoảng 20,5 – 22m, nặng 52,5 – 63 tấn.
  • Ở Bắc Đại Tây Dương, con dài nhất được báo cáo là một con đực dài 24,4m bắt được ngoài khơi Shetland vào năm 1905 và một con cái dài 25m bắt được ngoài khơi Scotland vào khoảng giữa năm 1908 và 1914. 
  • Ngay từ khi lọt lòng mẹ, một con cá voi vây sơ sinh đã có chiều dài khoảng 6 – 7m và nặng khoảng 3 tấn.

Khá giống với cá voi xanh, cá voi vây thường lặn xuống với độ sâu 200m để chỉ ăn những loại nhuyễn thể. Có lẽ môi trường sống ngoài đại dương phong phú nên cũng dễ hiểu tại sao chúng lại đạt được kích thước đáng ngưỡng mộ.

Voi đồng cỏ Châu Phi

  • Tên khoa học: Loxodonta africana
  • Chiều cao: 4m (trưởng thành)
  • Khối lương: 6 tấn (trưởng thành)

Voi đồng cỏ Châu Phi là con vật lớn nhất trên cạn, chúng sống theo bầy đàn tại các xavan. Đặc biệt, chúng có một trí tuệ xếp vào hàng đầu trong số các loài vật. Với lợi thế về kích thước khổng lồ của mình, chúng chẳng sợ một kẻ thù nào gây hấn, kể cả những mãnh thú săn mồi. 

Voi đồng cỏ Châu Phi

  • Mỗi đàn gồm có một con voi đầu đàn, đó là con voi cái già nhất và các con của chúng. Voi đực non sẽ rời đàn khi 10 – 15 tuổi, chúng gia nhập vào các nhóm voi đực hoặc sống độc lập. Voi đực sau khi rời đàn vẫn giữ liên lạc với đàn gốc của chúng.
  • Voi đực có chiều dài 6 – 7,5 m; chiều cao từ vai là 3,3 m và nặng 6 tấn. Voi cái khá nhỏ hơn khoảng 5,4 – 6,9 m; chiều cao từ vai là 2,7m, và nặng 3 tấn.
  • Voi cái mang thai khoảng 22 tháng. Voi con khi mới sinh ra chỉ cao 1m và nặng 100kg. Trong vòng 5 năm đầu đời, voi con chỉ uống sữa.
  • Voi đồng cỏ châu Phi có tai to nhất trong các loài voi.
  • Ngà voi đồng cỏ châu Phi dài tới 3m và nặng khoảng 15 – 20 kg. Cá voi đực và voi cái đều có ngà. Chúng có bốn cái răng hàm lớn, mỗi hàm có hai cái, mỗi cái có đường kính 10cm và dài 30cm.
  • Tuổi thọ trung bình của voi đồng cỏ châu Phi là từ 50 -70 năm. 

Tương xứng với kích thước của chúng, voi đồng cỏ châu Phi ăn mỗi ngày hết 225 kg cỏ, lá cây và uống hết 200 lít nước. Chiếc dạ dày khổng lồ cùng với bốn răng hàm to lớn giúp việc nghiền nát thức ăn dễ dàng hơn nên cũng dễ hiểu tại sao chúng phát triển nhanh như vậy.

Cá sấu nước mặn

  • Tên khoa học: Crocodylus porosus
  • Chiều dài: 6m (trưởng thành)
  • Khối lương: 1 tấn (trưởng thành)

Có thể bạn sẽ không ngờ đến loài cá sấu nước mặn là loại động vật bò sát lớn nhất trên thế giới. Chúng có vẻ ngoài rất đáng sợ cùng với khả năng săn mồi cực kỳ đỉnh cao. Cho nên chúng được đánh giá là một kẻ rất nguy hiểm.

Cá sấu nước mặn

  • Cá sấu nước mặn phân bố chủ yếu ở vùng châu Á. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, chúng lại tìm đến những vùng nước ngọt để đẻ trứng. Mỗi lần đẻ khoảng 40 – 60 trứng. Thời gian để trứng nở khoảng 90 ngày, đặc biệt giới tính của cá sấu con sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • Ngoại hình cá sấu nước mặn điển hình nhất là mõm dài, mắt và lỗ mũi đặt trên đầu. Da dày có nhiều màu từ vàng nâu đến xám và đen, với những đốm sáng tối không đều. Bụng cá sấu nước mặn có màu kem. Đuôi dài, cơ thể gọn gàng và chân tay ngắn, chân có móng. 
  • Tổng chiều dài trung bình của một con cá sấu đực trưởng thành là 6 – 7m, nặng từ 1 – 1,2 tấn. Còn con cái thì có phần nhỏ hơn, chúng chỉ dài khoảng 4m, nặng khoảng 1 tấn.
  • Cá sấu nước mặn là loài động vật ăn thịt cực kỳ hung tợn, bởi vậy mà chúng sở hữu bộ răng và hàm rất chắc khỏe để săn mồi.

Cá sấu trưởng thành chủ yếu ăn cua, còng, rùa, chim; thậm chí là những loài thú lớn hơn như nai, lợn lòi, lợn vòi, khỉ, trâu nước, bò banteng,… Tuy nhiên, những con mồi lớn chỉ được chúng săn ngẫu nhiên do thực tế chỉ có những con đực lớn mới dám tấn công. 

Bất kỳ loài vật nào chúng cũng ăn được miễn là có cơ hội. Do vậy mà chúng được phong danh là kẻ sát thủ đáng gờm mà mọi con vật cần phải đề phòng.

Trăn Anaconda

  • Tên khoa học: Eunectes
  • Chiều dài: 5m (trưởng thành)
  • Khối lương: 100kg (trưởng thành)

Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới.

Trăn Anaconda

  • Trăn Anaconda được coi là quái vật của vùng đầm lầy Amazon. Chúng gồm 4 loại khác nhau màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và trăn khổng lồ Bolivia. 
  • Loại màu xanh có kích thước lớn nhất, con trưởng thành có thể dài tới 9m nặng 250kg. Do vậy mà nhiều người hay lầm tưởng đây là con vật dài nhất thế giới.
  • Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút. 
  • Anaconda cái đẻ con, chúng có thể đẻ từ 10 – 50 con non mỗi lứa (kỉ lục là 100 con non). Anaconda sơ sinh dài khoảng 75cm và nặng khoảng 250 gram nên có thể sống tự lập ngay lập tức và rời mẹ chỉ vài giờ sau khi được sinh ra.
  • Không có quá nhiều kẻ thù nên tuổi thọ trung bình của chúng có thể đạt tới 10 – 12 năm.
  • Phần lớn thời gian trăn Anaconda sống trong các đầm lầy để tìm kiếm thức ăn. Những con trăn Anaconda bắt mồi bằng cách sử dụng cơ thể dẻo dai của mình để quấn chết con mồi.

Trăn Anaconda là loài vật nhút nhát, giỏi ngụy trang nên bình thường ta khó có thể bắt gặp được chúng. Kẻ thù chính của trăn Anaconda tại vùng đầm lầy là những con cá sấu đen.

Hươu cao cổ

  • Tên khoa học: Giraffa
  • Chiều cao: 4,8m (trưởng thành)
  • Khối lương: 1,3 tấn (trưởng thành)

Bạn đã bao giờ tự hỏi hươu cao cổ cao bao nhiêu, chúng sống được bao lâu và trái tim của chúng lớn đến mức nào? Tại sao chúng được xem là một trong những sinh vật hấp dẫn và thú vị nhất thế giới?

Hươu cao cổ

  • Hươu cao cổ là loại động vật có vú thuộc bộ guốc chẵn. Chúng sinh sống tại các xavan, đồng cỏ, rừng thưa tại khu vực châu Phi.
  • Thức ăn chính của hươu cao cổ là cây keo.
  • Toàn thân được bao phủ bởi những đốm không đều nhau trên lớp lông vàng đến đen, phân chia bởi màu trắng, vàng nâu. 
  • Giống đực có thể đạt chiều cao từ 4,8 – 6m và cân nặng lên tới 1,3 tấn. Kỷ lục đo được của một con hươu cao cổ là cao 5,87 m và nặng khoảng 2 tấn. Giống cái thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn giống đực một chút, vào khoảng 828 kg.
  • Trong đó tim đã nặng hơn 11kg với kích thước siêu lớn, dài 60cm, đập 150 nhịp mỗi giây. Lưỡi màu xanh tím dài khoảng 45 – 50cm.
  • Tuổi thọ trung bình của một con hươu cao cổ có thể đạt đến 20 – 30 năm.
  • Hươu cao cổ con mới sinh ra đã đạt đến chiều cao lý tưởng 1,8 – 2m và nặng từ 50 – 55kg.
  • Móng guốc hươu cao cổ to bằng cái đĩa với đường kính 30cm.

Hươu cao cổ là loài động vật cao nhất thế giới trên cạn. Có một sự thật thú vị đó là không có con hươu cao cổ nào có hoa văn trùng nhau trên cơ thể, tương tự như dấu vân tay của con người.

Voi biển

  • Tên khoa học: Odobenus rosmarus
  • Chiều dài: 3,6m (trưởng thành)
  • Khối lương: 1 tấn (trưởng thành)

Voi biển được coi là loại động vật ăn thịt lớn nhất hiện nay. Chúng là loại động vật có chân màng vừa có thể sống trên cạn vừa có thể sống ở dưới nước. Voi biển sống thành từng đàn lớn với số lượng lên đến hàng nghìn con.

Voi biển

  • Sở dĩ với cái tên voi biển vì chúng có chiếc mũi lớn, giống như những cái vòi của loài voi trên cạn. Voi biển trưởng thành rất dễ dàng nhận biết bởi hai chiếc ngà đặc trưng cùng râu của chúng. 
  • Voi biển thường có chiều dài từ 3 – 5m, khối lượng từ 1 – 2,5 tấn tùy thuộc vào từng chi, họ cụ thể. Đặc biệt, người ta từng tìm được một chú voi biển khổng lồ, dài hơn 5m và nặng tới 4 tấn.
  • Voi biển cái có thể mang thai từ 60 tới 65 tuần vì vậy thời gian thai kỳ của voi biển khoảng 456 ngày. Mỗi lần sinh sản voi biển mẹ sinh được một con, voi biển nuôi con bằng sữa trong một tháng sau khi sinh. Voi biển mới sinh sau một tháng có thể tăng thêm 100kg.
  • Voi biển sở hữu lớp mỡ rất dày, do đó mà chúng sống chủ yếu ở vùng nước nông trên thềm lục địa và trên các tảng băng.
  • Thức ăn chủ yếu của voi biển là các loại cá, mực, tôm,… 

Trong suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, voi biển đã bị săn bắt nghiêm trọng. Họ bắt chúng để lấy ngà và thịt khiến số lượng giảm nhanh chóng trên toàn khu vực Bắc Cực. Hiện nay, số lượng của chúng đang tăng dần ở mức chậm nhưng môi trường sống bị đe dọa khiến chúng sống phân tán.

Gấu Bắc Cực

  • Tên khoa học: Ursus maritimus
  • Chiều cao: 2,1m (trưởng thành)
  • Khối lương: 300kg (trưởng thành)

Gấu Bắc Cực là loại động vật to lớn sống ở một trong những nơi lạnh nhất hành tinh. Nó là một ví dụ tiêu biểu của một động vật hoàn toàn thích nghi với môi trường. Chúng được nhận ra rất nhanh bởi màu lông trắng của chúng. Để thích nghi với cái rét giá lạnh ấy, gấu bắc cực có những đặc điểm cơ thể khá khác biệt.

Gấu Bắc Cực

  • Gấu Bắc Cực có lớp lông dày trắng bao phủ quanh cơ thể cùng một lớp mỡ béo bên dưới giúp giữ ấm cơ thể 
  • Lông gấu Bắc Cực còn mọc ở đáy bàn chân loài này khiến chúng không còn cảm thấy lạnh khi tiếp xúc với băng và di chuyển dễ hơn, không bị trơn trượt. 
  • Có một sự thật thú vị đó là, dưới lớp lông trắng muốt là lớp da màu đen giúp chúng không bị cháy nắng bởi ánh mặt trời.
  • Con gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng từ 350 – 540kg và đôi khi nặng hơn 800 kg. Con cái có kích thước bằng khoảng một nửa con đực và thông thường cân nặng 200 – 300 kg. 
  • Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4 – 2,6 m; con cái là 1,9 – 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng được ghi nhận cân nặng 1002kg và đứng cao 3,39 m.
  • Gấu Bắc Cực là động vật có vú lớn, ăn thịt.
  • Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là những con hải cẩu, không có loài động vật này, gấu Bắc Cực khó có thể tồn tại.

Không giống như các loài động vật có vú khác sống gần vùng cực, chúng không bao giờ rụng lông để trở thành sẫm hơn trong mùa hè. Một đặc thù thú vị của lớp lông gấu Bắc Cực là chúng xuất hiện với màu đen khi chụp ảnh bằng ánh sáng tím.

Sứa bờm sư tử

  • Tên khoa học: Cyanea capillata
  • Đường kính: 2,29m (trưởng thành)
  • Xúc tu dài: 37m (trưởng thành)

Trôi nổi giữa các vùng biển băng giá của biển Trắng thuộc miền bắc nước Nga, sứa bờm sư tử được cho là loài sứa lớn nhất thế giới. Chúng sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Thậm chí suốt những tháng mùa đông lạnh giá, sứa bờm sư tử vẫn sinh trưởng được dưới bề mặt nước đã đóng băng. Loài này chỉ có mặt ở bắc bán cầu. Vậy nó khổng lồ đến mức nào?

Sứa bờm sư tử

  • Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới và là động vật không xương sống lớn nhất tại biển Trắng. 
  • Sứa bờm sư tử có thể phát triển cơ thể đến 70cm theo bề ngang và các xúc tu trong suốt của nó có thể kéo dài đến 15m. Đường kính cơ thể của chúng có thể đạt tới 2m.
  • Các cá thể lớn nhất ghi lại được tìm thấy, trôi dạt vào bờ biển của vịnh Massachusetts vào năm 1870 với đường kính cơ thể là 2,29m và xúc tu dài 37m.
  • Màu sắc của sứa bờm sư tử phụ thuộc vào kích thước cơ thể. Cá thể lớn nhất có màu đỏ sẫm, những cá thể nhỏ hơn, màu sắc cơ thể sẽ sáng hơn.

Giống như hầu hết các loài sứa khác, Sứa bờm sư tử ăn thịt. Sứa bờm sư tử có thể ăn mọi thứ từ cá nhỏ cho tới “xơi tái” cả loài sứa trăng Aurelia aurita. Chúng phàm ăn và đó là lý do tại sao cơ thể nó to lớn đến như thế.

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương

  • Tên khoa học: Enteroctopus dofleini
  • Chiều dài: 9,1m (trưởng thành)
  • Khối lương: 272kg (trưởng thành)

Khép lại danh sách Top 10 con vật lớn nhất thế giới cũng chính là một loài vật ở ngoài đại dương mênh mông. Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus.

Chúng có mặt ở khắp các vùng nước ôn đới của Thái Bình Dương, từ Nam California tới Alaska, tây tới đảo Aleutian và Nhật Bản.

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương

  • Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương phát triển lớn hơn và sống lâu hơn nhiều loài bạch tuộc nào khác. Chúng sống khoảng 4 năm, cả con đực và con cái sẽ chết sau khi đẻ.
  • Trung bình một con bạch tuộc Thái Bình Dương dài 5m, nặng 50kg. Kích thước kỷ lục của chúng theo một mẫu vật được lưu giữ dài 9,1m và nặng 272kg.
  • Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương khá giống tắc kè hoa, có thể thay đổi hình dạng để giả thành đá và san hô có cấu trúc phức tạp.
  • Bạch tuộc khổng lồ có đầu lớn phồng ra và thường có màu nâu hơi đỏ. Chúng dùng những tế bào sắc tố đặc biệt trong da để thay đổi màu sắc và hình dạng.
  • Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương đi ăn vào ban đêm, sống chủ yếu nhờ tôm, nghêu, tôm hùm, cá, nhưng cũng được biết là đã tấn công và ăn thịt cá mập và chim. 

Có thể bạn chưa biết, bạch tuộc khổng lồ được các nhà nghiên cứu nhận xét là sinh vật thông minh cao. Chúng học được cách mở nắp hũ, bắt chước các loài bạch tuộc khác, và giải các mê cung trong thử nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Xem thêm: Cá voi xanh ăn gì để trở thành sinh vật lớn nhất Trái Đất?

Trên đây là Top 10 con vật lớn nhất thế giới mà ReviewNao muốn giới thiệu đến với bạn. Qua bài viết này có lẽ bạn sẽ phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi con gì to nhất thế giới rồi nhỉ? Hãy chia sẽ những điều bạn biết đến với mọi người nhé!