Con dúi là con gì? Đặc điểm, tập tính, sinh sản, kỹ thuật nuôi dúi

Con dúi là con gì? Con dúi có giúp ích gì cho con người không? Trong bài viết này, ReviewNao sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc xung quanh thông tin con dúi là con gì.

Bạn có biết con dúi là con gì không? Ở Việt Nam, con dúi có mặt ở rất nhiều nơi. Thế nhưng khi nhắc đến loài động vật này nhiều người còn chưa biết nó là con gì.

Chính vì vậy, trong bài viết này ReviewNao sẽ giới thiệu đến bạn những đặc điểm thú vị về con vật này nhé!

Con dúi là con gì?

Con dúi là con gì?

Con dúi hay còn gọi là con chuột nứa, chuột dúi, con nui, con rúi, chuột tre, chuột lách. Dúi là loại động vật gặm nhấm, có thân hình tròn trịa.

con dúi

Ở nhiều vùng miền, con dúi được xem là thức ăn đặc sản. Chúng thường ăn các loại rau củ quả, ngô, mía,… nên thịt rất dai ngon, giàu chất đạm.

Mặc dù khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn có nhiều người chưa biết con dúi là con gì. Các thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn loạt thông tin thú vị về con vật này.

Con dúi tiếng Anh là gì?

Tên tiếng Anh của con dúi là Bamboo Rat.

Ví dụ một số câu tiếng Anh có liên quan đến con dúi:

  • The beetle loves to gnaw corn and sugar cane. (Con dúi rất thích gặm nhấm ngô và mía).
  • The bug is easy to raise. (Con dúi rất dễ nuôi).

Phân loại con dúi

Con dúi hiện nay có 4 loại là dúi nâu, dúi má vàng, dúi mốc nhỏ và dúi mốc lớn. Chúng đều có vẻ bề ngoài, răng, móng, đuôi và nguồn thức ăn giống nhau. Điểm khác nhau giữa các loại dúi là về màu lông, trọng lượng cơ thể,…

Dúi mốc lớn Dúi mốc nhỏ Dúi má đào Dúi nâu
Sinh sống, phân bố
  • Quy mô thế giới: Việt Nam, Campuchia, Perak thuộc bán đảo của Mã Lai, Assam Ấn Độ, Lào, Thái Lan, khu vực Miền Nam của Trung Quốc và Miến Điện.
  • Quy mô Việt Nam: Miền Bắc.
  •  Quy mô thế giới: miền Nam và miền Trung thuộc Trung Quốc, phía bắc Miến Điện và Việt Nam.
  • Quy mô Việt Nam: Miền núi phía Bắc Việt Nam.
  •  Quy mô thế giới: Campuchia, Lào, Miến Điện, Indonesia, Trung Quốc, Mã Lai, Thái Lan và Việt Nam.
  • Quy mô Việt Nam: Phổ biến.
  • Quy mô thế giới: Miền Đông của Nepal, vùng Đông Bắc thuộc Ấn Độ, vùng Đông Nam Bangladesh, Bhutan, Miến Điện, Hoa Nam, vùng Tây Bắc của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
  • Quy mô Việt Nam: Vùng Tây Bắc.
Kích thước
  • Thân dài khoảng từ 256mm cho tới 350mm.
  • Đuôi dài từ 100mm cho tới 124mm.
  • Cân nặng: nặng khoảng từ 0.5kg cho tới 0.8kg.
  • Kích thước: Nhỏ.
  • Trọng lượng: <0,5 kg.
  • Thân hình với chiều dài là từ khoảng 40cm cho tới 50cm.
  • Cân nặng từ 3kg cho tới 4kg.
  • Kích thước tương đương một con cún nhỏ hoặc là một con mèo to.
  • Đang cập nhật.
Đặc điểm
  • Thân hình trụ, đầu hình nón, cổ ngắn.
  • Bàn chân to, chân ngắn, 5 ngón.
  • Tai nhỏ, mắt bé.
  • Bộ lông: Màu mốc, có đốm trắng.
  • Bộ lông: Màu hơi mốc.
  • Bộ lông: Nhiều màu sắc.
  • Lông & thân: Có màu hơi xám đen, 2 bên má có màu nâu dễ phân biệt.
  • Ở trên độ cao khoảng 4000m trên mực nước biển.
  • Bộ lông: Màu nâu.
Mục đích
  • Chăn nuôi.
  • Phát triển thương phẩm.
  • Đang cập nhật.
  • Đang cập nhật.
  • Khó nuôi nên không quá phổ biển.

Vậy loại nào nặng nhất trong các loại này? Dúi nặng cân nhất chính là dúi má vàng. Kích thước chiều dài của chúng khoảng 40cm cho tới 50 cm, trọng lượng cơ thể nặng từ khoảng 3kg cho tới 4kg.

Có thể thấy, kích thước và trọng lượng của loại dúi này to ngang ngửa với một chú chó nhỏ hay một chú mèo.

phân loại con dúi

Đặc điểm của con dúi là gì?

Con dúi là con gì? Đặc điểm con vật này ra sao? Cùng ReviewNao xem ngay sau đây nhé!

Con dúi có đặc điểm nhận dạng rất đơn giản. Chúng có thân hình tròn trịa, mũm mĩm và không có cổ. Đôi mắt của con dúi rất nhỏ, lồi và đen láy.

Con dúi có bộ răng rất sắc và khỏe nên đào hang rất tốt. Đặc biệt nói về gặm nhấm thức ăn thì con dúi là số 1.

Lông của dúi thường là màu đen. Bốn chân của chúng có móng vuốt rất sắc bén. Ngoài ra, dúi con có một cặp tai nhỏ nhỏ rất đáng yêu.

Chiều dài của một con dúi trưởng thành từ 25 – 35cm. Mỗi một con Dúi có trọng lượng trung bình từ 0.7g – 3kg/ con.

đặc điểm con dúi

Tập tính và sinh sản của dúi

Tập tính

Con dúi không thích ánh sáng nên ban ngày ngủ, tối đến đi kiếm ăn. Thường chúng sẽ đào hang và ở những nơi có nhiều tre nứa.

Có 2 dòng dúi đó là dúi sống theo bầy đàn và dúi sống đơn lẻ một mình. Khi tới mùa giao phối chúng sẽ tìm đến nhau.

Đối với những loại dúi đã được thuần hóa để nuôi thành thú cưng thì tập tính của chúng có thể thay đổi một chút. Nó có thể ăn và hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Sinh sản

Thời gian dúi tự nhiên sinh sản kéo dài từ tháng 3 tới tháng 8, mỗi năm 2 – 3 lứa. Mỗi lứa dúi đẻ ra được khoảng 2 đến 4 con. Dúi được 8 tháng tuổi là đã có thể sinh sản ra lứa tiếp theo.

Dúi là loại động vật sống theo bầy đàn. Có một số con sống đơn lẻ. Thế nên đến mùa sinh sản thì con dúi đực sẽ đến ở bên cạnh dúi cái cho tới khi dúi cái sinh con.

Con dúi giá bao nhiêu?

Dúi giống

Với kĩ thuật nuôi không quá phức tạp cùng với nguồn vốn ban đầu không quá nhiều nên dúi được nuôi ngày càng nhiều. Loại dúi giống được chia thành 2 loại theo cân nặng là:

  • Dúi giống loại 1, cân nặng <0.6kg: 700.000 – 800.000 VNĐ/cặp
  • Dúi giống loại 2, cân nặng từ 0.6 – 1kg: 900.000 – 1.000.000 VNĐ/cặp

Dúi sinh sản

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì nên chọn giống dúi sinh sản. Giá thành của các loại giống dúi sinh sản như sau:

  • Dúi bố mẹ sinh sản: 1.300.000đ/cặp.
  • Dúi mẹ đang mang bầu: 1.500.000 đ/cặp.
  • Dúi con 3 tháng tuổi: 800.000đ/cặp.
  • Dúi con 4 -5 tháng tuổi: 1.200.000đ/cặp.
  • Dúi từ 6 – 8 tháng tuổi: 1.600.000đ/cặp.
  • Dúi đã đẻ 1 -2 lứa: 1.800.000đ/cặp.

Giá thịt dúi

Hiện nay, con dúi chủ yếu được người dân thuần dưỡng và nuôi. Chính vì vậy, giá thịt dúi sẽ tùy thuộc vào từng địa phương.

Giá thịt dúi dao động từ 550.000 vnđ – 700.000 vnđ 1kg tùy vào yếu tố chăn nuôi, quy trình kỹ thuật nhân giống,… Đối với dúi rừng giá sẽ cao hơn.

Kĩ thuật nuôi dúi hiệu quả cao

Kĩ thuật nuôi dúi sinh sản

Khi nuôi dúi bạn nên chọn một nơi thật yên tĩnh. Chuồng dúi nên tránh ánh sáng trực tiếp.

kĩ thuật nuôi dúi

Nên xây chuồng nuôi sinh sản bằng bê tông. Mỗi ô trong chuồng xây rộng khoảng 50cm, dài 0,8 – 1m. Mỗi ô chuồng chỉ nên dùng cho một con.

Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con. Dúi sẽ mang thai 45 ngày. Trong thời gian này  nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần.

con dúi là con gì

Dúi con sẽ ở với mẹ 1 tháng. Khi dúi bắt đầu ăn được thì nên sử dụng tre bánh tẻ vì răng nó còn yếu.

Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày. Sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực.

Kỹ thuật nuôi dúi thịt

Nuôi vỗ béo dúi từ sau 45 ngày, nhất là khi mới tách chuồng và đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chúng.

Khi cho dúi ăn tránh để lượng thức ăn không đồng đều dẫn đều dúi sẽ cắn lẫn nhau. Nên cho dúi ăn nhiều thức ăn cứng để tránh việc răng dúi dài ra dẫn đều thiếu nước và chết.

con dúi

  • Dúi từ 1 đến 3 tháng tuổi chỉ nên cho ăn ngô từ 10 – 15 hạt, còn khoai hoặc sắn thì chọn củ nhỏ, thái lát.
  • Dúi từ 3 đến 5 tháng tuổi chúng ta cho ăn ngô 20 – 25 hạt, còn khoai hoặc sắn thì chọn củ nhỏ, thái lát.
  • Từ 5 tháng tuổi đến khi trưởng thành thì chúng ta cho dúi ăn ngô 25 – 30 hạt, còn khoai hoặc sắn thì dùng củ nhỏ, thái lát.

Vừa rồi ReviewNao đã giải đáp cho những bạn luôn thắc mắc con dúi là con gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm nhiều kiến thức về dúi cũng nhưng cách nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất.