Top 10+ cây cầu vượt biển dài nhất thế giới

Những công trình xây dựng đồ sộ là minh chứng cho sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và khả năng lao động sáng tạo không ngừng nghỉ của con người. Trong số đó không thể không kể đến những cây cầu vượt biển dài nhất thế giới.

Được đầu tư xây dựng kỳ công với chi phí lớn, 10 cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này trở thành niềm tự hào của các quốc gia sở hữu nó. Cùng ReviewNao khám phá bạn nhé!

Cầu vịnh Giao Châu, Trung Quốc (36,48km)

Thông tin về cầu Vịnh Giao Châu:

  • Tổng chiều dài: 36,48km
  • Chiều rộng: 33,5m 
  • Tên gọi khác: Haiwan Thanh Đảo
  • Ngày khởi công: 2007
  • Ngày khánh thành: 30 tháng 6 năm 2011
  • Vị trí: Trung Quốc

Nếu bạn thắc mắc cầu vượt biển dài nhất thế giới nằm ở quốc gia nào thì ở đây có câu trả lời cho bạn.

Cầu Vịnh Giao Châu là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới ở Trung Quốc tính tới thời điểm hiện tại với tổng chiều dài 36,48km. Cây cầu này đi vào hoạt động từ tháng 6/2011, bắc ngang qua vịnh Giao Châu (Thanh Đảo, Trung Quốc). 

Cầu vịnh Giao Châu cây cầu vượt biển dài nhất thế giới

Được xây dựng với kinh phí đạt mức kỷ lục 14,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ USD), cầu Vịnh Giao Châu có khả năng chịu đựng được siêu bão và động đất lên đến 8 độ Richter.

Với chiều rộng 33,5m, cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này có thể đáp ứng được đến 6 làn xe với mật độ phương tiện dày đặc. 

Cầu vịnh Giao Châu

Cầu Đông Hải, Trung Quốc (32,5km)

Thông tin về cầu Đông Hải:

  • Tổng chiều dài: 32,5 km
  • Chiều rộng: 31,5m 
  • Ngày khởi công: năm 1993
  • Ngày khánh thành: tháng 5 năm 2008
  • Vị trí: Trung Quốc 

Trước khi bị cầu Vịnh Giao “vượt mặt” trong danh sách cầu dài nhất thế giới, cầu Đông Hải từng đứng đầu với tổng chiều dài 32,5km. Trải dài trên biển Hoa Đông, cây cầu này nối liền vùng đất liền Thượng Hải và cảng nước sâu Dương Sơn. 

Cầu Đông Hải

Cầu đảm bảo giới hạn tốc độ 80 km/h và có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua. Nhờ vậy góp phần quan trọng vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Dương Tử.

Cầu Đông Hải

Cầu King Fahd Causeway, Ả Rập và Bahrain (28km)

Thông tin về cầu King Fahd Causeway:

  • Tổng chiều dài: 28km 
  • Chiều rộng: 23m
  • Ngày khởi công: 11 tháng 11 năm 1982
  • Ngày khánh thành: 26 tháng 11 năm 1986
  • Vị trí: Ả-rập Saudi

King Fahd Causeway là cây cầu nối liền Ả-rập Saudi và đảo quốc Bahrain được khởi công xây dựng từ năm 1982. Sau 4 năm thi công với tổng chi phí lên đến 1,2 triệu đô do phía Ả Rập Saudi chi trả, cầu được chính thức đi vào hoạt động với chiều dài 28km và 4 làn đường. 

Cầu King Fahd Causeway

Được xây dựng nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại và thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, cây cầu King Fahd Causeway đã trở thành con đường đi lại thuận tiện nhất để nhân dân hai bên phát triển kinh tế.

Cầu King Fahd Causeway

Cầu Penang, Malaysia (13,5km)

Thông tin về cầu Penang:

  • Tổng chiều dài: 13,5km 
  • Chiều rộng: 13,5m 
  • Ngày khởi công: năm 1982 
  • Ngày khánh thành: 14 tháng 9 năm 1985
  • Vị trí: Malaysia

Cầu Penang

Cầu Penang là một cầu dây văng dài thứ 2 tại Malaysia và dài thứ năm ở Đông Nam Á. Cây cầu này nối liền giữa Gelugor trên đảo Penang và Seberang Prai trên đất liền thuộc địa phận bán đảo Mã Lai.

Cầu chính thức được thông xe vào ngày 14 tháng 9 năm 1985 với tổng chiều dài là 13,5km. 

Cầu Penang

Cầu Rio-Niterói, Brazil (13km)

Thông tin về cầu Rio-Niterói:

  • Tổng chiều dài: 13km 
  • Chiều rộng: 72m
  • Tên gọi khác: President Costa e Silva Bridge
  • Ngày khởi công: 23 tháng 8 năm 1968
  • Ngày khánh thành: 31 tháng 5 năm 1997
  • Vị trí: Brazil 

Cầu Rio-Niterói (tên gọi chính thức là Presidente Costa e Silva Bridge) hiện là cây cầu dài thứ hai ở Mỹ Latinh với tổng chiều dài 13km. Cây cầu dầm hộp này bắc qua vịnh Guanabara, kết nối các thành phố Rio de Janeiro và Niterói của Brazil. 

Cầu Rio-Niterói

Lễ khởi công xây cầu được diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 1968 có sự tham dự của nữ hoàng Anh (Elizabeth II) và hoàng tử Philip. Đến tháng 5 năm 1997, cầu Rio-Niterói chính thức được khánh thành, cho phép hàng trăm tàu hàng, tàu khách ra vào vịnh mỗi tháng. 

Cầu Rio-Niterói

Cầu Confederation, Canada (12,9km)

Thông tin về cầu cầu Confederation:

  • Tổng chiều dài: 12,9km 
  • Chiều rộng: 11m
  • Ngày khởi công: tháng 10 năm 1993
  • Ngày khánh thành: 31 tháng 5 năm 1997 
  • Vị trí: Canada 

Confederation được mệnh danh là cầu trên băng dài nhất thế giới. Với tổng chiều dài 12,9km, cầu Confederation nối đảo Prince Edward với tỉnh New Brunswick của Canada. 

Cầu Confederation

Cây cầu này được xây dựng từ tháng 10/1993 đến tháng 5/1997 với chi phí 1,3 tỷ đô la Canada (khoảng 1 tỷ USD) và sự tham gia của hơn 5000 kỹ sư và công nhân.

Cầu Confederation

Với quy mô lớn và thiết kế trụ cầu thông minh để thực hiện mục đích phá băng, cầu Confederation đã giành được nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá.

Nó được xếp là một trong những thành tựu xây dựng xuất sắc nhất của Canada trong thế kỷ 20. 

Cầu San Mateo – Hayward, San Francisco (11,3km)

Thông tin về cầu San Mateo – Hayward:

  • Tổng chiều dài: 11,3km
  • Chiều rộng: 41m
  • Ngày khởi công: 31 tháng 10 năm 1967
  • Ngày khánh thành: 4 tháng 11 năm 2002
  • Vị trí: Mỹ 

Cầu San Mateo – Hayward là cây cầu bắc qua bang San Francisco của California, nối liền bán đảo San Francisco với Vịnh Đông. Đây là cây cầu dài nhất ở California. 

Cầu San Mateo - Hayward

Với chiều dài 11,3km, San Mateo – Hayward nối liền bán đảo San Francisco với East Bay ở Bang California, Mỹ. Cầu được chính thức xây dựng vào năm 1929 và trùng tu lại vào năm 1967 với kinh phí kỷ lục 70 triệu đôla. 

Cầu San Mateo - Hayward

Phần đường trên cao được xây dựng với sáu làn xe và đường đắp phía đông với bốn làn xe (hai làn xe mỗi chiều). Trung bình mỗi ngày có khoảng 93.000 lượt xe lưu thông trên cầu.

Hiện cầu San Mateo còn được lắp đặt thiết bị phát hiện địa chấn nhằm chống lại hiểm họa động đất.

Cầu Bảy Dặm, Florida, Mỹ (10,93 km)

Thông tin về cầu Bảy Dặm:

  • Tổng chiều dài: 10,93 km
  • Chiều rộng: 11,58m
  • Ngày khởi công: năm 1978
  • Ngày khánh thành: 24 tháng 5 năm 1982
  • Vị trí: Mỹ 

Cầu Bảy Dặm

Cầu Bảy Dặm bắt đầu được xây dựng từ năm 1978 và đến năm 1982 chính thức hoàn thành. Cầu chạy qua eo biển nối liền vịnh Mexico với bang Florida.

Với chiều dài chính xác của cây cầu này là 6.79 dặm (tương đương 10,93km), cây cầu này được ghi nhận là cầu bê tông bắc qua biển dài nhất thế giới. 

Cầu Bảy Dặm

Xem thêm: Khám phá kỷ lục với 2 cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu The Oresund, Đan Mạch và Thụy Điển (4km)

Thông tin về cầu The Oresund:

  • Tổng chiều dài: 13.5km 
  • Chiều rộng: 24m
  • Ngày khởi công: năm 1995
  • Ngày khánh thành: 1 tháng 7 năm 2000
  • Vị trí: Thụy Điển và Đan Mạch 

Cầu The Oresund

Cầu Oresund là một công trình kiến trúc đặc biệt được khởi công xây dựng vào năm 1995. Cây cầu này có kết hợp giữa một cây cầu dây văng dài 8km và một đường hầm ngầm dưới biển dài 4km. 

Cầu The Oresund

Cầu Oresund nối thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo của Thụy Điển. Từ khi hoàn thành, cây cầu này đã mang lại ý nghĩa thiết thực về mặt kinh tế, giao thông cho cả 2 nước.

Với 4 làn xe trên đường bộ và đường riêng dành cho tàu hỏa, The Oresund tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 3,7 triệu người ở cả hai quốc gia đi lại giữa hai nước.

Cầu Akashi Kaikyo, Nhật Bản (3,911km)

Thông tin về cầu Akashi Kaikyo:

  • Tổng chiều dài: 3,911km
  • Chiều rộng: 36m
  • Ngày khởi công: tháng 5 năm 1988
  • Ngày khánh thành: 5 tháng 4 năm 1988
  • Vị trí: Nhật Bản

Cầu Akashi Kaikyo

Cầu Akashi Kaikyo (tên tiếng Anh là Pearl Bridge) là cầu vượt biển dài nhất Nhật Bản với tổng chiều dài cầu là 3,911km. Trong đó, chiều dài nhịp chính là 1,991km. Cây cầu này bắc qua vịnh Akashi, nối hai hòn đảo chính Honshu và Shikoku bằng 6 làn xe. 

Cầu Akashi Kaikyo

Với thời gian thi công lên tới một thập kỷ và tổng chi phí ước tính khoảng 5 tỷ đô, cầu Akashi Kaikyo đã trở thành một trong những niềm tự hào của người Nhật.

ReviewNao đã liệt kê 10 cây cầu vượt biển dài nhất thế giới cũng là 10 địa điểm du lịch hấp dẫn cho cho những du khách muốn khám phá những công trình xây dựng có quy mô lớn nhất hành tinh. Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong cẩm nang du lịch của mình.